Cảm Biến Áp Suất và Một Số Lưu Ý Khi Dùng cảm biến. Như đã biết cảm biến áp suất là thiết bị đo lường được dùng nhiều trong công nghiệp. Trong hầu hết các nhà sản xuất điều có dùng cảm biến áp suất. Nhiệm vụ chính của cảm biến áp suất đương nhiên là đo áp suất là chính. Ngoài ra cảm biến áp suất còn dùng để đo mức. Chúng ta cùng tìm hiểu về cách chọn cảm biến áp suất và ứng dụng của nó.
Trong nhà máy từ nhà máy bia, xi măng, sữa, dầu khí, lò hơi… điều sử dụng cảm biến đo áp suất. Trong mỗi ứng dụng điều có dãy đo khác nhau. Cảm biến áp suất nước là cơ bản nhất, vì 90% các ứng dụng cho cảm biến áp suất nước có dãy đo dưới 25bar. Nhiệt độ của các ứng dụng áp suất nước cũng không cao thông thường bằng nhiệt độ môi trường.

Cảm Biến Áp Suất và Một Số Lưu Ý Khi Dùng Trong Công Nghiệp
Vậy khi lựa chọn cảm biến áp suất cho một ứng dụng cụ thể thì ta cần biết các thông số nào ?
- Để chọn dúng cảm biến đo áp suất cho ứng dụng để có hiệu qủa cao nhất chúng ta cần nhớ như sau
1. Dãy đo áp suất
- Khi dùng cảm biến áp suất thì dãy đo là quan trọng nhất. Bởi vì sử dụng chính xác dãy đo sẽ cho kết quả đo tốt nhất. Giả sử áp suất đường ống áp suất dao động từ 0 đến 5bar thì ta chọn cảm biến 0..6bar hoặc 0…10bar. Nếu chọn cao quá sẽ có sai số lớn. Đặc biệt khi dùng cho áp suất khí, áp suất quạt lò hơi, áp suất phòng thì dãy đo rất nhỏ chỉ vài chục pascal cho đến 1Kpa thôi. Do đó, chọn đúng dãy đo đem lại chính xác nhất.
2.Môi trường lắp cảm biến
- Khi dùng cảm biến đo áp suất môi trường lắp khá quan trọng. Nếu dùng cho nươc chỉ cần loại màng ceramic và vật liệu 316L. Nếu dùng cho axit cần dùng vật liệu màng Hastelloy C hoặc màng bọc PTFE. Đặc biệ dùng cho thực phẩm phải dùng loại màng. Nếu dùng trong xăng dầu chất dễ cháy phải cần thêm chứng chỉ chống cháy nổ cho cảm biến, phải dùng được trong Zone 0.
3.Nhiệt độ làm việc của cảm biến đo áp suất
- Dùng cho nước thì chỉ cần dùng loại thường là dùng thoải mái. Nếu dùng cho lò hơi thì bắt buộc phải chọn cảm biến áp suất chịu nhiệt độ cao, vì cảm biến áp suất thường chỉ làm việc được max 85 C. Trong trừơng hợp tiết kiệm thì có thể mua các cooling giảm nhiệt và Siphong giảm nhiệt để lắp với cảm biến đo áp suất. Phải đảm bảo nhiệt độ sau khi qua thiết bị giảm nhiệt là dưới 85 C.
4.Kiểu kết nối
- Các kiểu kết nối thông thường là G1/4, G1/2, NPT 1/4, NPT 1/4 hoặc G3/8. Trong thực phẩm thì phải dùng Clamp đây là điều bắt buộc tuân theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Đó là bốn điều chần chú ý khi lựa cảm biến áp suất. Ngoài ra còn một số lưu ý khác mà chúng ta cũng nên quan tâm, đó là cảm biến áp suất của chúng ta ngõ ra là 4-20mA hay 0-10v. Ngày nay tín hiệu 4-20mA được dùng đến 99%, một số hệ thống cũ mới dùng 0-10v hay 0-5v.
Cảm biến áp suất còn có loại có hiển thị và loại không có hiển thị. Loại có hiển thị thường có chức năng calib dãy đo, có thể thay đổi dãy đo tùy ý trong giới hạn cho phép.

Cảm Biến Áp Suất và Một Số Lưu Ý Khi Dùng Trong công nghiệp
Sử dụng cảm biến áp suất thường có các ứng dụng như sau:
- Đưa tín hiệu cảm biến áp suất về bộ hiển thị. Nơi đo và nơi hiển thị cách xa nhau, do đó ta cần dùng tín hiệu 4-20mA của cảm biến áp suất để truyền tín hiệu.

- Lấy tín hiệu áp suất để đưa về biến tần, từ đó biến tần điều khiển động cơ hay motor

- Dùng tín hiệu của cảm biến áp suất đưa về PLC để lập trình điều khiển

Đó là một số lưu ý khi dùng cảm biến áp suất trong công nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn và lựa chọn đúng cảm biến áp suất cần dùng. Để được tư vấn dùng cảm biến áp suất cũng như các thiết bị đo lường khác hãy liên hệ Quốc theo thông tin sau:
Mail: Christian.Nguyen@Bff-tech.com
Phones: 0989 825 950 Mr Quốc