Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA. Cảm biến áp suất sử dụng như thế nào ? Hôm nay mình chia sẽ với các bạn về cách dùng và đấu dây tín hiệu cảm biến áp suất với các thiết bị điều khiển. Như bộ hiển thị, PLC, biến tần, dataloger..
Trên thị trường có nhiều hãng cung cấp cảm biến áp suất tất cả các cảm biến của các hãng điều sử dụng chung nguyên lý và ngõ ra tín hiệu như sau. Chỉ khác nhau về vật liệu và chất lượng sản phẩm. Vì vậy khi xem xong bài này các bạn có thể áp dụng với tất cả cảm biến áp suất.
Như các bạn đã biết cảm biến áp suất hiện nay 99% dùng tín hiệu dạng 4-20mA để truyền dữ liệu. Có hai loại tín hiệu 4-20mA đó là 4-20ma Active và 4-20mA passive. Cảm biến áp suất thì dùng ngõ ra là 4-20mA Passive. Dễ hiểu hơn thì 4-20mA Passive là tín hiệu mA và nguồn chung trên hai dây.

Các bộ đọc như PLC, biến tần, dataloger.. chỉ nhận được 4-20mA Active. Vậy làm sao để kết nối cảm biến áp suất với các thiết bị điều khiển ?
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA như thế nào ?
Để kết nối giữa cảm biến áp suất có ngõ ra 4-20mA Passive với bộ đọc tín hiệu 4-20mA Active thì ta cần dùng thêm bộ nguồn DC, nguồn này có giá trị bằng nguồn cấp cảm biến mà ta thấy trong datasheet.
Ví dụ với dòng cảm biến D2415 dùng nguồn trong khoảng 12..36VDC. Trong ví dụ này mình dùng nguồn 24VDC nằm trong khoảng cho phép của cảm biến.
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA như sau:
- Chân dương (cộng) của cảm biến đấu vào chân dương ( cộng ) của nguồn 24VDC
- Còn chân âm ( trừ) của bộ nguồn 24VDC ta đấu vào chân âm ( trừ ) của ngõ vào tín hiệu 4-20mA Active trên PLC, biến tần.
- Chân âm ( trừ ) của cảm biến ta đấu với chân dương ( cộng ) của ngõ vào tín hiệu 4-20mA active trên PLC, biến tần.
Cảm biến áp suất thông thường có tiêu chuẩn kết nối điên là ISO4400 có 4 chân. Nhưng khi đấu nối chỉ cần dùng hai chân + và – , 2 chân còn lại không cần dùng.
Các bạn xem hình ảnh sao để hiểu rõ hơn.

Cách nhận biết cảm biến áp suất bị hỏng.
Để nhận biết một cảm biến áp suất hư hỏng khá dễ dàng. Có các dấu hiệu sau để biết cảm biến của ta đã bị hỏng
- Tín hiệu ngõ ra của cảm biến không thay đổi mặc dù áp suất có thay đổi
- Tín hiệu luôn báo mức ngưỡng 21mA hoặc 22mA.
- Hoặc tín hiệu mức dưới 4mA ở trang thái không có áp suất đối với cảm biến áp suất dương bất đầu từ 0. Như 0-1bar, 0-4bar, 0-10bar…
- Cảm biến không xuất tín hiệu tuyến tính, có độ lệch bị lớn. Đối với các dòng cảm biến giá rẻ thông thường thì không hiêu chuẩn được phần lệch đó. Bắt buộc ta phải thay cảm biến.

Cách chọn cảm biến áp suất phù hợp với yêu cầu ứng dụng.

- Để chọn cảm biến áp suất thích hợp, các chú ý đến vài thông số sau
- Dãy đo cần dùng là bao nhiêu, ví dụ với áp suất dương là : 0-6bar, 0-10bar, 0-16bar, 0-25bar..đối với áp suất âm thông thường là từ -1…0bar, -1..1bar, -1..5bar…
- Nhiệt độ làm viêc là bao nhiêu, 99% các cảm biến áp suất thông thường có nhiệt độ làm viêc cao nhất là 85 C. Nếu ứng dụng cần dùng trong môi trường nhiệt độ cao, thì ta ống giảm nhiệt như Siphong hoặc Cooling.
- Ngõ ra tín hiệu cần dùng là gì, hiên nay đa phần dùng tín hiệu 4-20mA. Nếu dùng các tín hiệu khác 4-20mA bắt buộc phải dùng thêm bộ chuyển tín hiệu.
Đó là vài chia sẻ của minh về Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA và chọn cảm biến áp suất thích hợp trong công nghiệp.
Công ty Công Nghệ Đo Lường BFF chuyên về các loại cảm biến áp suất. Các dãy đo chúng tôi luôn có sẵn như : 0-1bar, 0-1,6bar, 0-4bar, 0-6bar, 0-10bar, 0-16bar….0-100bar.
Để được báo giá cảm biến áp suất. Các bạn vui lòng liên hệ Quốc Theo Thông tin sau, xin cám ơn các bạn.
Phones: 0989 825 950 Mr Quốc – Zalo : 0989 825 950
Email : Christian.Nguyen@Bff-tech.com
Công Ty TNHH Công Nghệ Đo Lường BFF