PT100 và Can nhiệt K, S, B. Theo sự phát triển của công nghệ hiện nay, ngày càng nhiều nhà máy thay các công cụ đo lường dạng cơ bằng các thiết bị đo lường điện tử mà nhiều nhất hiện nay là cảm biến nhiệt độ. Qua bài viết này, Tâm sẽ giới thiệu các bạn một số loại cảm biến nhiệt độ thông dụng nhất hiện nay.
Trước hết, mình sẽ nói sơ qua về định nghĩa bộ cảm biến là gì? cho các bạn lần đầu tiên đọc bài viết của mình có thể hiểu rõ hơn về thiết bị các bạn sắp sử dụng.
Cảm biến là gì ?Ứng dụng của cảm biến?
Danh mục
- 1 Cảm biến là gì ?Ứng dụng của cảm biến?
- 2 PT100 Can nhiệt K,S,B
- 2.1 1.Cảm biến PT100
- 2.2 Khi mua cảm biến PT100 hay còn gọi là đầu dò cần những lưu ý như sau :
- 2.3 2. Can nhiệt K – Cảm biến nhiệt độ loaị K – Can K – PT100 Can nhiệt KSB
- 2.4 3. Can nhiệt S – Cảm biến nhiệt độ loaị S – Can S- PT100 Can nhiệt KSB
- 2.5 4.Can nhiệt B – Cảm biến nhiệt độ loại B – Can B – PT100 Can nhiệt KSB
Cảm biến là thiết bị điện tử có thể cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý, hoá học hay sinh học của môi trường cần khảo sát và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái cũng như quá trình đó. Thông tin được xử lý sẽ đưa ra tham số định lượng của môi trường, nhằm để phục vụ cho các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh hay nói cụ thể hơn là đo đạc.


PT100 Can nhiệt K,S,B
1.Cảm biến PT100
PT100 Can nhiệt K,S,B – Nếu là dân kỹ thuật, bạn sẽ không lạ gì về thuật ngữ cảm biến nhiệt độ PT100 vì PT100 là một dòng cảm biến được dùng nhiều nhất hiện nay trong ngành công nghiệp. Hay có thể nói cách khác, tất cả các nhà máy sản xuất hiện nay, điều sử dụng cảm biến nhiệt độ. Như thế cũng cho thấy sự phổ biến của cảm biến nhiệt độ trong ngành công nghiệp.
Tại sao gọi là PT100 ?
Platinum hay còn gọi là bạch kim( kim loại quý) là một nguyên tố hóa học, ký hiệu Pt có số nguyên tử 78 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Vì PT100 được chế tạo từ bạch kim nên tên gọi gắng liền với ký hiệu hoá học của Platinum (PT). Với tiêu chuẩn của các đầu dò PT100 là trong điều kiện 0 độ C thì điện trở đạt 100 Ohm. Và đó là lý do có tên gọi cảm biến nhiệt độ PT100.
Cảm biến PT100 có 2 loại: loại dây và loại củ hành. Các bạn có thể xem hình ảnh bên dưới nhé.


Khi mua cảm biến PT100 hay còn gọi là đầu dò cần những lưu ý như sau :
Đường kính đầu dò bao nhiêu ? Có các kích thước thông dụng như 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm..tùy theo nơi lắp đặt và nhiệt độ mà chọn kích thước phù hợp.
Lõi cảm biến Pt100 dạng mấy dây : Có 2 dây, 3 dây và 4 dây. Có Pt100 đơn và Pt100 đôi.
Quan trọng cần biết kiểu kết nối ? các ren thông dụng trong cơ khí như G1/4, G1/2, G3/8…
Chiều dài đầu dò khoản báo nhiêu MM? Chiều dài đầu dò dao động tư 30mm, 40mm, 50mm, 60mm, 70mm, 80mm, 90mm, 100mm, 110mm, 120mm….2000mm.
Vật liệu dùng cho đầu dò (vật liệu bên ngoài )? là SS304, SS310, SS316.
Đối với loại dây – Ta có thể chọn thêm phần chiều dài dây nối, tiêu chuẩn là 2000mm, Nếu dài hơn thì có thể đặt hàng.
Đối với loại củ hành – Loại củ hành thì có thể chọn head có transmitter hay không, có chống cháy nổ hay không ?
2. Can nhiệt K – Cảm biến nhiệt độ loaị K – Can K – PT100 Can nhiệt KSB
PT100 Can nhiệt KSB – Can nhiệt loại K có tên tiếng Anh là Thermocouple type K là dòng cảm biến hoạt động dựa trên nguyên lý sự đổi suất điện động của cặp nhiệt điện. Lúc này, cặp nhiệt được cấu tạo từ hai vật liệu kim loại khác nhau.
Can nhiệt loại K với vật liệu tạo thành là cặp nhiệt điện chromel–alumel. Có thể đo nhiệt độ trong khoảng từ -20..1350 độ C đó là theo lý thuyết. Nhiêt độ chịu thực tế chỉ từ -50…1200 độ C. Và dãy đo của cảm biến còn phụ thuộc vào vật liệu cấu thành của lớp vỏ bảo vệ bên ngoài (bằng sứ hoạc bằng inox).
Ví dụ: nhiệt độ dưới 800 độ C thì vật liệu cảm biến của can nhiệt K thông thường là Inox 304 và 316. Nếu điều chỉnh lên 1200 độ C thì bắt buộc phải dùng vật liệu là inconel 600.
Tín hiệu ngõ ra của can nhiệt K là mV, vì can nhiệt K sẽ nhạy nhiệt độ hơn dòng Pt100. Nhưng sẽ có sai số cao hơn nếu truyền ở khoảng cách xa.


3. Can nhiệt S – Cảm biến nhiệt độ loaị S – Can S- PT100 Can nhiệt KSB
- Can nhiệt S là gì? Cặp nhiệt điện loại S cấu tạo từ Bạch kim Rhodium – 10% / Bạch kim: Loại S được sử dụng trong môi trường nhiệt độ rất cao. Nó thường được tìm thấy trong các ngành công nghiệp sinh học, dược phẩm và trong các lò đốt…. Nó đôi khi được sử dụng trong các ứng dụng nhiệt độ thấp hơn vì độ chính xác và ổn định cao. Vỏ bảo vệ của Can nhiệt loại S thường được làm bằng Sứ(vì độ chịu nhiệt cao).
- Cảm biến nhiệt độ loại S hay còn gọi là Can S có thể được nhiệt độ trong khoảng: -50độ C đến 1600 độ C.
- Loại can nhiệt S đo chính xác trong khoảng nhiệt độ từ 200 độ C đến 1600 độ C. Dưới 200 độ C sẽ có sai số lớn hơn.
- Sai số của can nhiệt loại S: +/- 1.5C hoặc +/- 0.25%.
- Chúng ta có thể tuỳ chọn sai số thấp nhất: +/- 0.6C hoặc 0.1%
Can S được dùng nhiều khi cần xử lý rác thải (công nghiệp, bệnh viện,…) lò nung, lò đốt, lò hơin nhà máy luyện kim,…


4.Can nhiệt B – Cảm biến nhiệt độ loại B – Can B – PT100 Can nhiệt KSB
PT100 Can nhiệt KSB – Can nhiệt B là gì ? Cũng như can S, cặp nhiệt điện loại B được cấu tạo từ Platinum Rhodium – 30% / Platinum Rhodium – 6% : Cặp nhiệt điện loại B được sử dụng trong các ứng dụng nhiệt độ cực cao. Nó có giới hạn nhiệt độ cao nhất trong tất cả các cặp nhiệt điện được liệt kê ở trên. Nó duy trì mức độ chính xác và ổn định cao ở nhiệt độ rất cao.
- Dãy đo nhiệt độ trong khoảng: 0 đến 1750 độ C
- Sai số của can nhiệt B : +/-0.5%
- Ta có thể tuỳ chọn sai số thấp nhất : +/-0.25%
- Dòng can nhiệt B đo chính xác trong khoảng 250 độ đến 1700 độ. Dưới mức 250 độ sẽ có sai số cao hơn.
Ứng dụng của can nhiệt B tương tự can nhiệt S. Tuy nhiên với thang nhiệt cao và giá thành cao hơn. Dãy nhiệt khuyến kích khi dùng can B là 1700 độ trở xuống để đảm bảo độ chính xác và độ bền của thiết bị.


PT100 Can nhiệt KSB – Để được tư vấn dùng loại cảm biến phù hợp với nhu cầu sử dụng các bạn vui lòng liên hệ theo thông tin sau nhé:
Công Ty TNHH Công Nghệ Đo Lường BFF
Hotline/ Zalo: 0965 993 096 Ms. Thanh Tâm
Email: tam.nguyen@bff-tech.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.